Bốn cây thuốc quý giải trừ viêm gan và dưỡng gan rất tốt

Chưa có đánh giá nào

Dân trí Người có bệnh gan nên tìm ngay những cây thuốc dân giã này. Những loại cây này rất dễ tìm thấy nhưng lại là vị thuốc quý trong y học, giúp giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan rất hiệu quả.

Actisô

Cây actiso tên khoa học là Cynara scolymus, tính mát, vị đắng nhạt, hương thơm dịu. Actiso có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, đã được người Hy Lạp cổ đại trồng làm rau ăn và làm thuốc. Cây được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1930 bởi người Pháp.

Actiso có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu, bảo vệ gan chống độc.

Actiso được coi là “thần dược” đối với gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, từ đó làn da cũng sẽ được cải thiện rất nhiều. Chất chống oxy hóa cynarin và silymarin trong atisô có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, actisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan C.

Cách sử dụng: Hoa và cụm lá bắc actisô thường được dùng làm rau ăn. Ngoài ra cây còn được phơi khô làm trà và dược liệu.

Bìm bìm biếc

Bìm bìm biếc (tên khoa học: Pharbitis nil (L.) Choisy) còn gọi là Bìm lan, Khiên ngưu, Hắc sửu thuộc họ khoai lang. Chúng mọc hoang ở các hàng rào hay lùm bụi cây.

Bìm bìm biếc là một cây thuốc được dùng rất phổ biến trong kinh nghiệm dân gian. Hạt phơi khô của cây bìm bìm trong Đông y gọi là Khiên ngưu tử có vị đắng, tính hàn, hơi có độc, tác động vào 3 kinh: phế, thận, đại tràng. Hạt bìm bìm biếc có tác dụng trừ thủy phần, bí đại tiểu tiện, trị bụng trướng do xơ gan hay viêm thận mạn tĩnh, lợi tiểu, tiêu sưng, sát trùng, tẩy giun…

Đông y thường sử dụng Bìm bìm biếc kết hợp với actiso, rau đắng đất, diệp hạ châu cho những người có vấn đề về gan, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều rượu bia để tăng khả năng đào thải độc tố cho cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng các vị thuốc này cần có liều lượng hợp lý.

Rau đắng đất

Rau đắng đất hay còn gọi biển súc, cây càng tôm, cây xương cá (tên khoa học: Polygonum aviculare L) là một loại cây dân dã gắn liền với đời sống của người dân miền Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Từ lâu rau đắng đất được sử dụng làm bài thuốc chữa viêm gan, làm mát gan và tiêu độc cho cơ thể rất hiệu quả.

Y học cổ truyền, toàn cây rau đắng đất có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, thận. Cây có tác dụng lợi tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc.

Theo y học hiện đại, rau đắng đất có chứa hàm lượng vitamin C khá cao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm bền vững thành mạch. Ngoài ra cây còn có các chất tanin, saponin, flavonoid, alkaloid và sesquiterpene có khả năng kháng khuẩn rất tốt.

Rau đắng đất luôn phát triển tươi tốt mà không cần dùng thuốc tăng trưởng hay thuốc bảo vệ thực vật nên nó là dược liệu sạch và rất quý. Loại rau dân dã này thường được dùng làm gia vị trong các món ăn ngon như cháo cá lóc, cá kho tộ, lẩu cá kèo, lẩu mắm,…

Diệp hạ châu

Diệp hạ châu thường được gọi là cây chó đẻ răng cưa, tên khoa học Phyllanthus urinaria L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Dân gian còn gọi là trân châu thảo, diệp hòe thái, lão nha châu… Chúng mọc phổ biến ở nông thôn tại những vùng đất ẩm.

Theo Đông ý, diệp hạ châu có vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Tác dụng nổi bật nhất của diệp hạ châu là thanh can, giải độc gan, hỗ trợ chữa viêm gan siêu vi trùng.

cây chó đẻ là loại thảo dược không thể thiếu trong các bài thuốc chữa viêm gan, viêm gan do virus B. Ngoài ra cây còn có tác dụng bảo vệ gan cho những người uống rượu bia nhiều, thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm độc gan.

Một cách sử dụng đơn giản nhất là dùng cây chó đẻ răng cưa phơi khô, sao vàng rồi đun lấy nước uống hằng ngày. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều trong ngày do diệp hạ châu có tính mát, lạm dụng chúng sẽ gây lạnh gan, dẫn tới xơ gan.

Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.