Vắc xin viêm gan B có thể ngăn ngừa viêm gan B và các biến chứng của bệnh, bao gồm ung thư gan và xơ gan. Viêm gan B có thể cấp tính hoặc mạn tính.
Vắc xin viêm gan B có thể giúp bạn ngăn ngừa viêm gan B và biến chứng của bệnh, bao gồm ung thư gan và xơ gan. Hello Bacsi sẽ chia sẻ với bạn tác dụng cũng như những lưu ý xoay quanh vắc xin viêm gan B.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B khá cao (khoảng 15–20%). Do đó, việc tiêm chủng vắc xin viêm gan B rất cần thiết. Tuy nhiên, loại vắc xin này có gây tác dụng phụ gì không? Bạn nên lưu ý những gì khi cho trẻ tiêm chủng vắc xin viêm gan B?
Viêm gan siêu vi B lây lan như thế nào?
Viêm gan siêu vi B lây lan khi máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể của người bị nhiễm virus xâm nhập vào cơ thể của người không bị nhiễm bệnh. Virus viêm gan B có thể lây lan thông qua:
- Sinh nở (đứa trẻ bị nhiễm bệnh từ mẹ trong lúc sinh hoặc sau khi sinh)
- Dùng chung các đồ vật như dao cạo hoặc bàn chải đánh răng với người bị bệnh;
- Tiếp xúc với máu của người bị bệnh;
- Quan hệ tình dục với một người bị nhiễm bệnh;
- Dùng chung bơm kim tiêm, ống tiêm hoặc thiết bị chích ma túy khác.
Vắc xin viêm gan B có tác dụng gì?
Vắc xin viêm gan B có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh và biến chứng của bệnh, bao gồm ung thư gan và xơ gan. Vắc xin viêm gan B được tạo ra từ các bộ phận của virus viêm gan siêu vi B. Vắc xin thường được tiêm 3 hoặc 4 mũi trong vòng 6 tháng.
Những ai cần tiêm vắc xin viêm gan B?
Trẻ sơ sinh nên tiêm ngừa vắc xin viêm gan B lần đầu tiên sau khi sinh và thường việc tiêm ngừa sẽ hoàn thành khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm ngừa cũng cần được tiêm vắc xin viêm gan B.
Vắc xin này được khuyến cáo đối với những người lớn chưa được tiêm phòng có nguy cơ bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B, bao gồm:
- Những người có quan hệ tình dục với người bị viêm gan B;
- Những người quan hệ tình dục với người không phải vợ hoặc chồng;
- Những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Những người dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc các thiết bị tiêm chích ma túy khác;
- Những người có người thân trong gia đình tiếp xúc với người bị nhiễm virus viêm gan B;
- Nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể;
- Nạn nhân bị lạm dụng tình dục;
Khách du lịch đến các khu vực có tỷ lệ viêm gan B cao;
Người bị bệnh gan kinh niên, bệnh thận, nhiễm HIV hoặc bệnh tiểu đường;
Bất cứ ai muốn được bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B.
Hiện nay, vẫn chưa có trường hợp rủi ro nào khi tiêm ngừa viêm gan B cùng lúc với các loại vắc xin khác. Tuy nhiên, bạn không nên tiêm vắc xin này nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng. Nếu từng bị dị ứng nặng, đe dọa đến tính mạng sau khi tiêm vắc xin viêm gan B hoặc bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ phần nào của vắc xin này, bạn không nên tiêm chủng nữa. Bạn nên hỏi bác sĩ thông tin về các thành phần vắc xin trước khi quyết định tiêm nhé.
Tiêm vắc xin viêm gan B có thể gây ra tác dụng phụ gì không?
Bất cứ loại thuốc nào, kể cả vắc xin cũng đều có thể có tác dụng phụ. Những tác dụng phụ thường nhẹ và tự khỏi, nhưng cũng có một số gây ra phản ứng nghiêm trọng.
Hầu hết những người tiêm vắc xin viêm gan B không gặp phải tác dụng phụ nào quá nghiêm trọng. Bạn có thể gặp một số vấn đề nhỏ khi tiêm, kéo dài 1 hoặc 2 ngày, bao gồm: đau ở vị trí tiêm ngừa, sốt trên 38°C. Nhưng đó là phản ứng bình thường của cơ thể, bạn đừng quá lo lắng nhé.
Ngoài ra, khi tiêm vắc xin, bạn có thể gặp một số vấn đề khác như: chóng mặt, mờ mắt hay ù tai. Bạn có thể ngồi nghỉ một lúc để tránh té ngã gây thương tích nghiêm trọng, bị đau vai.
Hello Bacsi hy vọng đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn về việc tiêm vắc xin viêm gan B.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Virus viêm gan B
Bảo vệ người bạn đời tránh khỏi viêm gan B như thế nào?
Giải đáp những mơ hồ về viêm gan B
kjhl,,