Sỏi bàng quang – Những chú ý không thể bỏ quang
Sỏi bàng quang ẩn chứa những biến chứng nguy hiểm và khó lường nếu không phát hiện và ngăn ngừa kịp thời. Đẩy lùi sỏi nhằm hạn chế tối đa biến chứng bảo vệ sức khỏe người bệnh là điều cần thiết nên thực hiện ngay.
Sỏi bàng quang hay còn được gọi là vesical hoặc cystolith và được hình thành bởi sự tích tụ của các khoáng chất. Sỏi bàng quang thường có hình tròn, ít khi xù xì góc cạnh.
Sỏi bàng quang khá đa dạng, có thể là từ sỏi thận, sỏi niệu quản (hoặc cả hai) rơi xuống. Khi sỏi xuống bàng quang, trường hợp sỏi nhỏ, có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiểu; nhưng với những viên sỏi lớn hơn, chúng nằm tại bàng quang, lâu ngày tích tụ lớn dần do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào gây nên các cơn đau khó chịu.
Đối tượng dễ bị sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau.
– Sỏi bàng quang phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi.
– Bị sỏi thận hay sỏi niệu quản.
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt thất thường, thiếu khoa học.
Sỏi bàng quang – Những chú ý không thể bỏ qua
Sỏi bàng quang gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm( Ảnh minh họa)
Dấu hiệu nhận biết
Không phải bất kì sỏi bàng quang nào cũng xuất hiện dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh sớm. Chỉ khi sỏi di chuyển gây đau hoặc gây tắc nghẽn dòng tiểu thì người bệnh mới chú ý. Dưới đây là một số các dấu hiệu giúp bạn nhận biết sỏi bàng quang sớm:
– Đau bụng dưới, đau vùng hạ vị.
– Nước tiểu có màu sẫm hoặc có lớp màng bọc
– Xuất hiện máu trong nước tiểu.
– Đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, tiểu buốt.
– Ở nam giới, thường xuất hiện tình trạng đau ở dương vật.
– Sốt nhẹ trong trường hợp có nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị sỏi bàng quang. Trong đó, có một số nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi bàng quang như:
– Do sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
– Sỏi từ hệ tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản) rơi xuống.
– Do thời gian dài người bệnh sử dụng một loại thuốc trị bệnh nào đó gây kết tủa, lắng đọng tạo sỏi.
– Có thể do sử dụng nhiều chất khoáng, canxi, photpho… trong khi đó lại uống ít nước.
– Dù là nguyên nhân nào khiến nước tiểu bị ứ đọng đều dẫn đến nguy cơ tạo sỏi bàng quang (túi thừa bàng quang, viêm, nhiễm trùng, u, cục) hoặc cổ bàng bị chít hẹp do u xơ tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến mãn tính (thường ở nam giới) đè cổ bàng quang gây ứ đọng nước tiểu.
– Một số trường hợp sỏi bàng quang là do chít hẹp niệu đạo hoặc do bàng quang có dị vật, từ đó gây nên ứ đọng nước tiểu, ứ đọng cặn tạo sỏi.
– Ngoài ra, còn có thể do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và hay nhịn tiểu (thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp vùng chậu, bại liệt, tai biến mạch máu não…)
– Lười uống nước, ít ăn rau khiến nước tiểu không đào thải được các chất cặn ra ngoài cũng là một trong những yếu tố gây nên sỏi bàng quang.
Viêm bàng quang biến chứng nguy hiểm do sỏi gây nên
Sự nguy hại của sỏi bàng quang
Nếu không phát hiện bệnh sỏi kịp thời và chọn cách xử trí thích hợp để sỏi ở lâu tại bàng quang sẽ gây tổn thương niêm mạc của bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục (trước và sau khi đi tiểu). Cũng như sự co bóp của thành bàng quang khiến các viên sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, chảy máu sẽ dẫn đến các biến chứng viêm bàng quang
Không chỉ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính mà còn có thể khiến teo bàng quang hoặc rò bàng quang ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Khi bị rò bàng quang người bệnh cần đặc biệt chú ý bởi đây là một biến chứng phức tạp vì phần nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo gây bất tiện trong sinh hoạt, lâu ngày dẫn đến nhiễm khuẩn. Sỏi bàng quang cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng, suy thận.
Việc xảy ra biến chứng khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém, đặc biệt gây nguy hại đến tính mạng của người bệnh.
Người bị sỏi bàng quang nên ăn gì?
Nhằm hạn chế nguy cơ bị sỏi bàng quang bạn nên tập lối sống lành mạnh. Tập thói quen uống nhiều nước. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhất là giảm chất béo, muối và đường.
– Sử dụng thực phẩm ít chất béo như: trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo hoặc không béo. Cung cấp đủ protein cần thiết như: thịt gia cầm, hải sản, thịt bò, thịt thăn lợn và đậu. Để hạn chế lượng chất béo bạn nên nướng hoặc luộc thay vì chiên xào.
– Uống nhiều nước: nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi thận và bàng quang tránh sự kết tủa tạo sỏi.
– Dùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ: ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt và đậu giúp cung cấp chất xơ tốt. Đối với phụ nữ cần 21-25g, nam giới 30-38g mỗi ngày.
– Ăn nhiều cá hơn thịt: hạn chế thực phẩm chứa đạm và protein bởi có thể khiến bệnh sỏi thêm trầm trọng. Không nên ăn nội tạng nhất là gan, bởi gan chứa nhiều purin – chất này tạo sỏi.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… Bảo vệ thận của bạn luôn khỏe mạnh để loại bỏ các hóa chất xấu gây tổn hại đến sức khỏe. Bởi nếu các hóa chất tích tụ sỏi rất dễ hình thành.
Cách đơn giản ngăn chặn sỏi bàng quang hiệu quả
Sỏi bàng quang là hệ quả của tình trạng liên quan khác dẫn đến nên rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, nhằm hạn chế tình trạng sỏi kết tụ cũng như cách đẩy lùi sỏi thì bạn nên chú ý tới vấn đề ăn uống, nhất là lựa chọn cách ngăn ngừa sỏi tốt nhất.
Sự kết hợp các dược thảo thiên nhiên không chỉ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng sỏi hiệu quả mà còn hỗ trợ chức năng gan, thận tiết niệu, mật…giúp bảo vệ sức khỏe của người bệnh.
– Trái Sung: trong trái sung chứa đường glucose, saccharose; acid quinic, shikimic; các nguyên tố vi lượng (canxi, photpho, kali…) và một số vitamin (C, B1…). Nghiên cứu cho thấy, trái sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Một trong những công dụng ít người biết của trái Sung là đẩy lùi bệnh sỏi bàng quang hiệu quả.
– Kim Tiền Thảo: Theo y học cổ truyền, Kim Tiền Thảo vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch. Thảo dược này thường được dùng để chữa các chứng bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, hoàng đản (vàng da)….
Sự chủ quan không đẩy lùi sỏi khi những viên sỏi còn nhỏ sẽ gây nên nhiều biến chứng khó lường như viêm bàng quang, rò bàng quang… điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đe dọa tới tính mạng. Chính vì thế, ngăn ngừa sỏi từ chính căn nguyên của bệnh là điều cần thiết.
Trị sỏi bằng dược thảo thiên nhiên là cách đơn giản, hiệu quả không chỉ phá vỡ cấu trúc sỏi, đẩy lùi sỏi mà còn ngăn ngừa sỏi hình thành và tái phát trở lại từ chính căn nguyên. Nhờ đó hạn chế tối đa biến chứng do sỏi gây nên, cải thiện sức khỏe người bệnh tốt nhất.