Bệnh sỏi bàng quang – dấu hiệu và cách nhận biết

Chưa có đánh giá nào

Ngày nay, bệnh sỏi bàng quang có thể nói không còn xa lạ đối với mọi người. Bệnh này thường thấy ở những người trường thành và gặp ở cả nam cả nữ nhưng thường tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn. Bệnh này được biết đến là một khối trong đó bao gồm các chất hoá học khác nhau được hình thành từ trong thận, ở niệu quản hay ở ngay trong bàng quang của người bệnh. Bệnh này có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu kích thước của viên sỏi hay số lượng sỏi lớn hoặc một số nguyên nhân khác. Để hiểu biết hơn về nguyên nhân, triệu chứng,… của bệnh sỏi bàng quang chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về bệnh này nhé.

Bệnh sỏi bàng quang – mối nguy hiểm đối với người bệnh

Nguyên nhân của bệnh sỏi bàng quang

Bệnh sỏi bàng quang gây nên những khó chịu không nhỏ đối với người bệnh. Vậy nguyên nhân của bệnh sỏi bàng quang là do đâu?

Bàng quang nằm ở vùng hạ vị của cơ thể, nó được cấu tạo từ các cơ trơn, chúng có tính chất đàn hồi và có hệ thống thần kinh để điều khiển giúp cơ thể đào thải nước tiểu ra ngoài (tiểu tiện). Sỏi bàng quang hình thành chủ yếu là do hiện tượng để ứ đọng nước tiểu trong bàng quang của người bệnh. Có thể biết đến 2 loại sỏi là sỏi được hình thành từ hệ tiết niệu trên (thận, niệu quản) rơi xuống và sỏi được sinh ra tại bàng quang được hình thành do các dị vật, đầu ống thông nước tiểu (do bí đái, tắc đái ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang) và túi thừa bàng quang hoặc nguyên nhân do sau phẫu thuật đường tiết niệu (mổ lấy sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang).

Bệnh sỏi bàng quang ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người bệnh

Đối với sỏi đường tiết niệu nói chung và bệnh sỏi bàng quang nói riêng thì chủ yếu thành phần của chúng là chất canxi và amoni-magie-photphat hoặc photphat canxi hoặc oxalic hoặc xystin nhưng thường thì chúng là những viên sỏi hỗn hợp và đã được bao bọc xung quanh bằng một lớp nhân tơ tuyết-bạch cầu.

Tuỳ vào thời gian bị bệnh cũng như cơ địa của từng người bệnh và cơ chế hình thành bệnh mà sỏi bàng quang có thể có một viên nhưng cũng có thể có nhiều viên sỏi. Kích thước của chúng cũng khác nhau có thể nhỏ nhưng có thể to bằng quả trứng gà, và đặc biệt có những viên sỏi bàng quang nặng lên tới 1 kg.

Tuổi tác và giới tính cũng liên quan tới bệnh sỏi bàng quang vì thường gặp ở những người bệnh cao tuổi và nam giới trong đó hay gặp ở nam giới là niên đạo của họ dài và phía dưới bàng quang còn tuyến tiền liệt.

Triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang

Để điều trị sớm và có hiệu quả sớm nhất đối với người bệnh bị bệnh sỏi bàng quang thì người bệnh cũng nên biết một số triệu chứng cơ bản của bệnh sỏi bàng quang để có thể khám chữa bệnh sớm nhất.

Trước hết, người bệnh cần biết một số dấu hiệu của bệnh sỏi bàng quang như:

Thứ nhất, người bệnh gặp những rối loạn về tiểu tiện như đi tiểu tiện khó, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu buốt, hoặc có những lần đi tiểu gấp làm người bệnh không kiểm soát được.

Thứ hai, người bệnh gặp các vấn đề như tiểu đục (do nhiễm khuẩn) hoặc tiểu ra máu

Thứ ba, người bệnh bị đau bụng dưới, đi tiểu khó hoặc đi tiểu tiện gián đoạn do các nguyên nhân kèm theo như u xơ tuyến tiền liệt, chít hẹp niên đạo,…. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh đã bị nhiễm khuẩn thì người bệnh có thể bị sốt nhẹ.

Tuy nhiên, bệnh sỏi bàng quang có những dấu hiệu lâm sàng làm người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang hoặc lao bàng quang, ung thư bàng quang. Do đó, để có thể điều trị sớm nhất thì mọi người nên đi khám tổng quát định kỳ để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân.

Một số yếu tố gây nên bệnh sỏi bàng quang

Các yếu tố gây nên bệnh sỏi bàng quang gồm có:

Yếu tố giới tính. Bệnh sỏi bàng quang thường xảy ra ở nam giới

Yếu tố tuổi. Bệnh sỏi bàng quang thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên có thể gặp ở những nam giới trẻ hơn nếu người đó bị bí tiểu

Yếu tố bàng quang bị cản trở lối thoát

Yếu tố thần kinh bàng quang. Nếu người bệnh bị một trong các bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh tiểu đường, thoát vị đĩa đệm,…

Thường xuyên bị nhiễm trùng bàng quang. Người bệnh bị viêm bàng quang nhiễm trùng mãn tính thì có những nguy cơ bị mắc bệnh sỏi bàng quang.

Chữa bệnh sỏi bàng quang như thế nào cho hiệu quả?

Chú ý đi khám định kỳ để bảo vệ sức khoẻ của bản thân

Bệnh sỏi bàng quang khiến nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt. Cách điều trị như thế nào là hợp lý.

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, các liệu pháp chữa trị bằng thuốc Đông Y cũng rất được nhiều người bệnh tin dùng. Nhưng chọn dùng thuốc tại nhà thuốc nào để đảm bảo an toàn thì không phải ai cũng biết.

Nếu bạn vẫn đang đi tìm nhà thuốc để giúp bạn xua tan nỗi lo bệnh sỏi bàng quang hãy đến với nhà thuốc gia truyền. lương y Hoàng Hai tại đây sở hữu với kinh nghiệm nhiều năm chuyên thận tiết niệu,…Những bài thuốc quý với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên giúp người bệnh an tâm hơn khi sử dụng thuốc. Kết hợp với liệu trình chữa trị hợp lý chắc chắn căn bệnh sẽ được đẩy lùi.

chúc các bạn sớm khỏi bệnh !

Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.