Có nên cắt bỏ túi mật không?

Chưa có đánh giá nào

Nỗi ám ảnh khi sống chung với các triệu chứng mất đi túi mật

Tiến hành phẫu thuật được đánh giá tương đối an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn trong nó những rủi ro cũng như những hạn chế liên quan đến sức khỏe trong dài hạn. Chính vì thế, khi quyết định cắt túi mật thì cũng nên có những giải pháp an toàn để phòng ngừa biến chứng.

Khi nào nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi mật?

Các bệnh liên quan đến túi mật thường làm suy giảm hoặc cũng có thể làm suy giảm hoàn toàn chức năng của hoạt động co bóp giúp điều tiết dịch mật trong túi mật. Trong tình trạng bệnh tiến triển nặng có thể gây nên những biến chứng cực kì nguy hiểm. Và, bệnh nhân sẽ được chỉ định để cắt bỏ túi mật.

Trong rất nhiều nguyên nhân để cắt bỏ túi mật thì bệnh sỏi mật là nguyên nhân phổ biến hơn cả. Người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ túi mật khi diện tích mật chiếm khoảng 2/3 diện tích túi mật. Sỏi gây nên tình trạng viêm túi mật có thể tái đi tái lại nhiều lần, người ta gọi đó là viêm túi mật cấp tính và khi bị vôi hóa thì toàn bộ chức năng của túi mật sẽ mất đi. Nhưng, thực tế là có tới 30 – 50% người bệnh sẽ bị tái phát lại tình trạng sỏi mật từ vài tháng cho tới vài năm.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này là quá trình phẫu thuật thực tế không tác động tới được nguyên nhân sinh ra sỏi. Để có thể làm được điều này thì thực sự cần phải có sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau tác
động một cách đồng bộ lên hệ thống gan mật. Chính vì thế mà, các triệu chứng của bệnh túi mật nếu như không làm phát sinh bất cứ triệu chứng nào thì cần thực sự cân nhắc kỹ càng trước khi tiến hành phẫu thuật.

Một vài lưu ý khi tiến hành cắt bỏ túi mật

Để quá trình điều trị bệnh hiệu quả thì sau khi cắt bỏ túi mật bạn nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt khoa học.

Về dinh dưỡng:

Nên tích cực uống nhiều nước, xây dựng thói quen uống nhiều nước dần dần. Sau khi mới phẫu thuật chỉ nên ăn thức ăn dạng lỏng, sau đó khi cơ thể phục hồi thì ăn đặc dần lên. Ăn nhiều chất xơ, hạn chế chất béo.

Chế độ sinh hoạt – vận động:

Nên rời giường bệnh sớm sau khi phẫu thuật để máu có thể lưu thông tốt cũng như tránh tình trạng táo bón. Hãy đảm bảo rằng vết thương luôn được khô ráo. Sau 4 – 6 tuần tuyệt đối không mang vác vật nặng.

Nếu có thể hãy sử dụng các loại thảo dược để hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn chặn sự phát triển bệnh. Rất nhiều bài thuốc Đông y an toàn dành cho người bệnh. Như vậy, phẫu thuật cắt bỏ túi mật không phải là một phương pháp an toàn cũng như hiệu quả nhất. Bạn nên cân nhắc thật cẩn thận trước khi quyết định có nên cắt túi mật hay không.

Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.