Điều trị sỏi tiết niệu: Nói không với mổ

Chưa có đánh giá nào

– Sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo) là bệnh lý phổ biến, chiếm gần 1/2 tổng số các bệnh tiết niệu. Đây là loại bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như ứ nước, ứ mủ, suy thận, nhiễm trùng, thậm chí tử vong và rất hay tái phát.

Triệu trứng thường gặp

Sỏi tiết niệu có 2 loại hoàn toàn khác nhau, không có triệu chứng và có triệu chứng. Trường hợp không có biểu hiện gì được gọi là “sỏi im lặng” – thường chỉ chẩn đoán được một cách tình cờ nhờ siêu âm khi khám sức khỏe hoặc khi đã có biến chứng dẫn đến kết quả điều trị bệnh sỏi thận thường rất xấu, thậm chí là phải cắt bỏ thận. Nguy hiểm hơn, ngay cả khi đã biết là có sỏi, bệnh nhân vẫn thường không đồng ý chữa bệnh sỏi thận, đơn giản là vì họ không thấy đau.
Trường hợp điển hình có triệu chứng buộc bệnh nhân phải đi khám ngay nên kết quả điều trị sỏi thận hiệu quả tốt hơn. Một số triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh bao gồm: Bệnh nhân thấy cơn đau dữ dội, đột ngột xuất hiện khi sỏi gây tắc làm áp lực trong thận tăng lên đột ngột. Thường xuất hiện tại một bên lưng, lan xuống bộ phận sinh dục, đau gập người, vã mồ hôi. Có thể kèm theo nôn hoặc tiểu ra máu. Đau, mỏi lưng đơn thuần một bên: Rất hay gặp và thường bị bỏ qua. Vì vậy, khi xuất hiện những cơn đau lưng thường xuyên, bệnh nhân cần lưu ý làm siêu âm.
Các loại đau không điển hình khác: Đau tức vùng bìu, dương vật (hoặc môi lớn ở phụ nữ), đau vùng bụng dưới… Các rối loạn tiểu tiện: Tiểu máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần. Trường hợp nặng, bệnh thể hiện với suy sụp toàn thận sốt cao rét run, đau vùng thận.
Nhiều phương pháp chữa trị hiệu quả
Đối với sỏi có kích thước bé (<5mm) và không có biến chứng gây giãn hệ tiết niệu, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa bảo tồn, dùng thuốc. Một số trường hợp có thể dùng thuốc gây tan sỏi thường gặp với thành phần hóa học là urat hoặc cystine. Đối với sỏi có kích thước lớn thì cần can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật mổ nội soi. Ở các nước phát triển, phương pháp mổ mở đã gần như bị loại bỏ do các biến chứng sau mổ vô cùng cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngay tại các bệnh viện lớn, chữa trị sỏi thận bằng phương pháp mổ mở vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Hiện nay, nội soi tán sỏi thận qua da chuẩn thức (Standart PCNL) là phương pháp kỹ thuật cao, ít xâm hại. Đây được ví là cuộc cách mạng về kỹ thuật trong điều trị bệnh sỏi thận niệu quản kích thước lớn. Nội soi thận qua da đã thay thế hoàn toàn cho mổ mở với tất cả những sỏi >25mm, đặc biệt là sỏi “san hô”. Với phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả này, bệnh nhân được gây mê toàn thân. Phẫu thuật ít đau, sẹo mổ <1cm, ít tổn thương thận, thời gian nằm viện để chữa trị sỏi thận niệu quản khoảng 3 – 5 ngày.
Còn phương pháp nội soi tán sỏi thận qua da tối thiểu (Mini PCNL), đã được áp dụng thực hiện nhiều năm nay tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City. Phẫu thuật nội soi thận qua da tối thiểu dựa trên nguyên tắc của nội soi thận qua da chuẩn thức nhưng sử dụng máy soi niệu quản kích thước nhỏ, thời gian lưu viện giảm xuống chỉ còn 1 – 2 ngày, ít chảy máu, ít đau hơn, rất ít tổn thương chức năng thận và sẹo mổ nhỏ đến mức khó phát hiện ra. Phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả này dùng cho những sỏi từ 15 – 25mm và đặc biệt tốt cho các trường hợp đã nội soi niệu quản hoặc tán sỏi ngoài cơ thể nhiều lần nhưng thất bại. Đây là tình huống rất hay gặp hiện nay, khi mà phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể rất phổ biến.
Phương pháp nội soi niệu quản (Ureteroscopy), ống soi niệu quản rất nhỏ được đưa qua lỗ tiểu, lên niệu quản để tiếp cận với viên sỏi, sau đó sử dụng Laser để tán vỡ vụn sỏi. Các mảnh sỏi vụn được hút ra qua ống soi niệu quản. Sau đó, một ống thông mềm mại sẽ được đặt vào hệ tiết niệu với 2 đầu ống cuộn tròn trong bể thận và bàng quang (sonde JJ) và sẽ được rút ra sau 2 tuần.
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), là phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả nhẹ nhàng nhất, áp dụng cho những sỏi <15mm. Tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng sóng xung kích làm vỡ sỏi, sau đó những mảnh sỏi vụn sẽ phải tự thoát ra ngoài theo nước tiểu. Thời gian nằm viện 1/2 ngày. Tỷ lệ hết sỏi của phương pháp này khoảng 55 – 85%.
Tùy từng trường hợp, khi đến khám bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp điều trị bệnh sỏi thận, niệu quản tốt nhất, không chỉ đơn thuần dựa theo tình trạng sỏi của bệnh nhân, mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện của bác sĩ và trang thiết bị máy móc tại bệnh viện. Đồng thời, để điều trị dứt điểm sỏi tiết niệu, việc phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp sẽ giúp mang lại kết quả tốt và toàn diện.
lưu ý : ưu điểm của mổ kii đau giữ dội sử lý nhanh nhưng nhược điểm vẫn có thể tái phát sau mổ
Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

(9) bình luận

  1. Tôi bị sỏi tiết niêu đau quặn từng cơn nước tiểu vàng siêu âm Bs nói sỏi gây đau. làm ứ nước ở thận khuyên đi tán sỏi Nhờ Bác tư vấn giúp ạ

  2. Mình bị sỏi niệu quản 1/3 trên kích thước 8mm có dãn đài bể thận, bị ứ nước độ 1 vậy mình có cần thiết phải mổ không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.