Những bài thuốc Đông y trị bệnh viêm xoang

5/5 (1)

Viêm mũi xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm hoặc phù nề, từ đó mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh.

Đông y đã có rất nhiều bài thuốc hay điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm xoang – mũi theo đường uống:

1. Tân chỉ thấu khiếu

– Nguyên liệu: Tân di hương 9g, hương bạch chỉ 10g, tô bạc hà 7g, hoàng bá 15g.

– Thực hiện: Sắc 2 lần, trộn đều 2 nước sắc, ngày một thang uống 2 lần.

Viêm mũi xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm hoặc phù nề, từ đó mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh.

Bài thuốc có tác dụng giải nhiệt thông khiếu, chủ trị viêm xoang mũi cấp tính, nhức đầu nghẹt mũi, mũi lúc tắc lúc không, mũi chảy nước vàng.

2. Thang nhĩ giải độc hoạt huyết

– Nguyên liệu: Ngân hoa 30g, liên kiều 12g, thương nhĩ tử 9g, bạch chỉ 9g, xích thược 9g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, bạc hà 9g, trần bì 5g.

– Thực hiện: Sắc 2 lần, trộn đều, ngày uống một thang chia 2 lần.

Bài thuốc này chủ trị viêm xoang vòm họng.

3. Tân di tị uyên

– Nguyên liệu: Tân di hương 6g, tang bạch bì (nướng) 9g, hương bạch chỉ 9g.

– Thực hiện: Sắc 2 lần, trộn đều 2 nước sắc, uống ngày một thang chia 2 lần.

Bài thuốc có tác dụng giải nhiệt thông khiếu, trị viêm xoang mũi.

Bên cạnh các loại thuốc Tây y thì có nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm xoang hiệu quả.

Một số bài thuốc trị viêm xoang mũi bằng phương pháp hít, thổi thuốc:

4. Xuy tị thấu khiếu tán

– Nguyên liệu: Tân di hoa 15g, cuống dưa ngọt 15g, băng phiến 15g.

– Thực hiện: Tán bột đựng vào trong bình kín, lấy một ít thuốc thổi vào trong mũi, ngày làm 3 lần sáng, trưa, tối, có tác dụng thông mũi.

5. Sử dụng lá trà với liều lượng thích hợp

– Nguyên liệu: Lá trà.

– Thực hiện: Pha một cốc trà, cho thêm một ít muối, khi nhiệt độ nước trà thích hợp, lấy tay trái bê cốc trà, tay phải bịt mũi bên phải, dùng mũi bên trái hít nước trà,

sau đó thở đẩy nước ra, làm liên tục 3-4 lần. Làm lại như vậy với mũi bên phải, ngày làm 2 lần sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.

6. Rang khô thảo dược

– Nguyên liệu: Thương nhĩ tử 15g, tân di 25g, bạch chỉ 50g, bạc hà 5g.

– Thực hiện: Tất cả các vị thuốc rang khô, nghiền bột, sau đó lấy một ít bột thuốc hít vào trong mũi, ngày làm 3-4 lần.

7. Vỏ vải sấy khô

– Nguyên liệu: Vỏ vải

– Thực hiện: Vỏ quả vải sấy khô nghiền bột, đựng trong bình, lấy một ít bột hít vào trong mũi, ngày làm 2 lần, làm liên tục trong 5 ngày, có tác dụng thông mũi.

Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.