Polyp dạ dày là gì? Nguyên nhân nào gây nên polyp dạ dày?

Chưa có đánh giá nào

Polyp dạ dày thường được tìm thấy một cách tình cờ trong quá trình nội soi đường tiêu hóa trên vì một bệnh lý khác và chỉ trong những trường hợp rất hiếm hoi mới gây ra các triệu chứng. Bởi vậy hiểu về polyp dạ dày và nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh cũng như điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết.

Polyp dạ dày là gì?

Dạ dày là cơ quan nhận thức ăn sau quá trình nhai và nuốt. Dạ dày chứa nhiều axit, nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong thức ăn nuốt vào cũng như phân cắt thức ăn thành từng mảnh nhỏ hơn, hỗ trợ tiêu hóa. Lớp trong cùng của dạ dày có một lớp tế bào gọi là biểu mô. Hầu hết các polyp dạ dày là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào trên bề mặt biểu mô.

Nói cách khác, polyp dạ dày là những khối tăng trưởng bất thường xảy ra ở trên lớp lót bên trong thành dạ dày. Những sang thương này là hoàn toàn vô hại và không gây ra bất kỳ triệu chứng gì mà chỉ tình cờ phát hiện trong quá trình nội soi đường tiêu hóa trên vì một bệnh lý khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là những tổn thương tiềm ẩn của ung thư, nhất là trên các đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ.

Độ tuổi dễ mắc polyp dạ dày là bao nhiêu?

Polyp dạ dày có thể gặp phải đồng đều ở nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chúng có khuynh hướng trở nên phổ biến hơn ở người già và đặc biệt ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Trong khi đó, một số loại polyp nhất định, chẳng hạn như polyp tuyến thường được tìm thấy ở phụ nữ trung niên.

Nguyên nhân gây bệnh polyp dạ dày là gì?

Theo đó, bất cứ yếu tố gì làm cho các tế bào dạ dày trở nên phát triển bất thường đều có thể dẫn đến hình thành polyp. Một số nguyên nhân gây ra polyp dạ dày đã ghi nhận nhiều bằng chứng nguy cơ, bao gồm:

  • Tình trạng viêm dạ dày mạn tính
  • Nhiễm Helicobacter pylori
  • Thiếu máu ác tính
  • Tổn thương niêm mạc dạ dày kéo dài, chẳng hạn như do loét
  • Sử dụng thuốc ức chế bơm proton kéo dài, như omeprazole
  • Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò hình thành polyp. Một người có thể có nguy cơ mắc polyp dạ dày cao hơn nếu trong gia đình đã có người từng mắc. Đồng thời, khả năng mắc bệnh cũng tăng nếu có các bệnh lý di truyền trên đường tiêu hóa khác.

Qua đó ta nhận thấy rằng, những người có vấn đề về dạ dày sẽ nằm trong tỷ lệ dễ mắc polyp dạ dày cao hơn bình thường. Những vấn đề liên quan đến polyp dạ dày sẽ được đề cập đến trong các bài viết tiếp theo, mời quý bạn đọc theo dõi cùng Cẩm nang đông y.

Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.